Hướng dẫn định khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 theo thông tư 200

Rate this post

Khái niệm về “Doanh thu chưa thực hiện là gì?” khá quen thuộc đối với những người đang thực hiện công tác kế toán. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ, đầy đủ và chính xác về các chỉ tiêu này. Các bạn mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tài khoản doanh thu chưa thực hiện là gì và những lưu ý về hạch toán tài khoản 3387 như thế nào? hãy cùng Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ketoanvina) tìm hiểu thật kỹ thông qua bài viết dưới đây.

Doanh thu chưa thực hiện – Tài khoản 3387 là tài khoản gì?

Doanh thu chưa thực hiện là tài khoản phản ánh số doanh thu hiện có và tình hình tăng giảm doanh thu chưa thực hiện trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, gồm:

  • Số tiền khách hàng đã thanh toán trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về việc cho thuê tài sản;
  • Thu trước khoản lãi nhận được khi cho vay vốn hoặc mua nợ các công cụ;
  • Các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: khoản tiền chênh lệch giữa giá bán hàng trả góp, trả chậm theo cam kết so với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa dịch vụ hoặc số tiền phải chiết khấu giảm giá phát sinh từ chương trình cho khách hàng truyền thống.

Không hạch toán vào tài khoản 3387 các khoản sau:

  • Tiền thu trước của khách hàng mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa cũng như dịch vụ;
  • Khoản doanh thu chưa thu được tiền từ hoạt động cho thuê tài sản và cung cấp dịch vụ trong nhiều kỳ.

Cách hạch toán doanh thu chưa thực hiện (hạch toán tài khoản 3387)

Trường hợp nhận trước tiền nhiều kỳ về việc cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, kế toán phải phản ánh doanh thu phù hợp với dịch vụ cho thuê TSCĐ, BĐS theo từng kỳ

Doanh thu từng kỳ = Số tiền nhận trước nhiều kỳ
Số kỳ nhận trước đó

Khi thu tiền trước của khách hàng về dịch vụ cho thuê hoạt động tài sản cố định và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều kỳ, kế toán ghi nhận: 

Nợ các TK 111, 112…: Tổng số tiền nhận trước;

Có TK 3387: Giá chưa có thuế GTGT;

Có TK 33311: Số tiền thuế GTGT phải nộp.

Định kỳ, kế toán tính và kết chuyển doanh thu của kỳ, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện của một kỳ kế toán;

Có TK 5113, 5117: Doanh thu cung cấp dịch vụ và kinh doanh BĐS đầu tư.

Nếu phát sinh trường hợp hợp đồng cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được tiếp tục thực hiện hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn so với thời gian đã thu tiền trước thì số tiền phải trả lại cho khách hàng (số tiền thu trước trừ số tiền còn lại chưa thực hiện), kế toán ghi nhận:

Nợ TK 3387: Số tiền đã thu trước còn lại;

Nợ TK 33311: Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện trả lại cho khách hàng;

Có các TK 111, 112…: Tổng số tiền trả lại.

  • Định kỳ kế toán tính và trích khấu hao TSCĐ, BĐS cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán chi tiết chi phí cho thuê TSCĐ, BĐS;

Có TK 2141, 2147: Hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư.

Đối với trường hợp bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại, kế toán ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán;

Có TK 711: Tính theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại;

Có TK 3387: Chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ;

Có TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp.

  • Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811: Phần giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại;

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ;

Có TK 211: Tài sản cố định. 

  • Khi thuê lại tài sản và trả lãi:

Nợ TK 212: Nợ thuê tài chính;

Có TK 3412: Nợ dài hạn;

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Các tài khoản chi phí;

Có TK 2142: Hao mòn TSCĐ;

Nợ TK 635: Chi phí tài chính;

Có các TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

  • Định kỳ kế toán kết chuyển chênh lệch lãi giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại, ghi giảm chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện một kỳ kế toán;

Có các TK 623, 627, 641, 642…:Các tài khoản chi phí.

 

Hướng dẫn định khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 theo thông tư 200
Hướng dẫn định khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 theo thông tư 200

Trường hợp kế toán được ghi nhận toàn bộ khoản doanh thu trả trước nếu thời gian cho thuê chiếm hơn 90% thời gian sử dụng còn lại của tài sản cho thuê và thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

  • Bên đi thuê không có quyền hủy ngang hợp đồng cho thuê và trong mọi trường hợp thì doanh nghiệp cho thuê không có nghĩa vụ trả lại số tiền đã nhận trước;
  • Số tiền nhận trước không nhỏ hơn 90% tổng số tiền cho thuê tài sản dự kiến thu được trong suốt thời hạn hợp đồng cho thuê tài sản và bên thuê phải thanh toán toàn bộ số tiền trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm bắt đầu đi thuê tài sản;
  • Hầu hết toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê đã chuyển giao cho bên đi thuê tài sản;
  • Doanh nghiệp phải ước tính được tương đối đầy đủ giá vốn của hoạt động cho thuê tài sản.

Việc ghi nhận toàn bộ doanh thu từ số tiền nhận trước từ hoạt động cho thuê tài sản phải được thuyết minh đầy đủ trên báo cáo tài chính về chênh lệch về doanh thu và lợi nhuận so với việc ghi nhận theo phương pháp phân bổ dần thời gian cho thuê. Ảnh hưởng của việc ghi nhận toàn bộ doanh thu thu trước đối với việc khả năng giảm khả năng tạo tiền, rủi ro giảm doanh thu, lợi nhuận của các kỳ kế toán trong tương lai.

Hạch toán bán hàng trả góp, trả chậm

Khi bán hàng trả chậm, trả góp, phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, kế toán ghi :

  • Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (nếu thu được tiền ngay);
  • Nợ TK 131: Số tiền phải thu (nếu chưa thu được tiền);
  • Có TK 511 (5111, 5113): Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế;
  • Có TK 333 (3331, 3332): Số tiền thuế GTGT phải nộp;
  • Có TK 3387: Phần chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp so với giá bán trả tiền ngay.

Định kỳ, kế toán phân bổ theo số kỳ trả chậm, trả góp và ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ:

  • Nợ TK 3387: Số tiền lãi một kỳ trả chậm, trả góp;
  • Có TK 515: Số tiền lãi một kỳ trả chậm, trả góp.

Trước khi thông tư 200 có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp đang phản ánh vào tài khoản 3387 các khoản lãi chênh lệch tỷ giá, khoản lãi chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ hết của giai đoạn trước hoạt động phải kết chuyển toàn bộ vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

  • Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (khoản lãi chênh lệch tỷ giá);
  • Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (khoản lãi chênh lệch tỷ giá).

Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống 

Trong chương trình dành cho khách hàng truyền thống, khi bán hàng hóa dịch vụ, kế toán ghi nhận doanh thu dựa trên cơ sở:

Doanh thu bán hàng = Tổng số tiền thu được Giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí, số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng

Nợ các TK 112, 131: Thu tiền hàng hoặc chưa thu được tiền;

  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5113);
  • Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình);
  • Có TK 33311: Tiền thuế GTGT phải nộp.

Nếu khách hàng trong thời hạn thực hiện chương trình mà không đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí, chiết khấu giảm giá hàng bán, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán ghi nhận doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ:

  • Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình);
  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5113).

Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi của chương trình, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:

Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, kế toán ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện chuyển sang là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm chuyển giao hàng hóa dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu giảm giá cho khách hàng.

  • Nợ TK 3387: Giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình;
  • Có TK 511 (5111, 5113): Giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình.

Trường hợp người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng là bên thứ ba thì thực hiện như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba, khi thanh toán cho bên thứ ba, doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ được tính là phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba, kế toán ghi:
  • Nợ TK 3387: Giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình;
  • Có TK 511: Hoa hồng đại lý là phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba;
  • Có các TK 111, 112: Số tiền thanh toán cho bên thứ ba.

Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (mua đứt bán đoạn). Khi thanh toán tiền cho bên thứ ba, toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, còn khoản tiền thanh toán cho bên thứ ba sẽ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi:

  • Nợ TK 3387: Giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình;
  • Có TK 511 (5111, 5113): Giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu giảm giá cho khách hàng theo chương trình.

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng là số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba, kế toán ghi:

  • Nợ TK 632: Số tiền thanh toán cho bên thứ ba;
  • Có các TK 112, 331: Số tiền thanh toán cho bên thứ ba
Hướng dẫn định khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 theo thông tư 200
Hướng dẫn định khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 theo thông tư 200

Liên hệ

Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ketoanvina) hy vọng qua bài viết, quý doanh nghiệp, quý độc giả hiểu hơn về doanh thu chưa thực hiện và những lưu ý khi hạch toán trên tài khoản 3387. Chúc quý doanh nghiệp và các bạn thành công! Đối với kế toán doanh nghiệp hiện nay, các nghiệp vụ khoản doanh thu chưa thực hiện vẫn luôn là những nghiệp vụ khó và phức tạp. Thêm vào đó, kế toán doanh nghiệp còn phải theo dõi và ghi nhận, thực hiện nghiệp vụ với nhiều khoản doanh thu như doanh thu bán hàng, doanh thu khác; chưa kể đến chi phí và rất nhiều thông tin kế toán khác. Lúc này kế toán rất cần đến sự hỗ trợ về kiến thức chuyên môn. Mọi thắc mắc liên quan đến tài khoản 3387, bạn có thể liên hệ với Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ketoanvina) thông qua số hotline 0906298089/0967 66 1212 để được giải đáp nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP KẾ TOÁN VIỆT NAM

Cơ sở Hà Nội: P601 Tòa nhà Sunrise Building số 90 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 95 đường số 5, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở Hải Phòng: 4/23 phố Phạm Huy Thông, P. Lam Sơn, Q. Lê Chân, Hải Phòng

Cơ sở Thái Bình: Số nhà 17/1, Ngõ 515 Lý Thường Kiệt, Trần Lãm, Thái Bình

Cơ sở Quảng Ninh: 258 đường Trần Phú, P. Cao Xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh

Điện thoại: 024.32008354/024.32008364

Hotline: 0906298089/0967 66 1212

Website: ketoanvina.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *