Thang bảng lương là một trong những yếu tố quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực, có vai trò trong việc đảm bảo sự minh bạch, công bằng và tạo động lực làm việc cho người lao động. Vậy cần phải xây dựng thang bảng lương như thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này!
Thang bảng lương là gì?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu bảng lương và thang lương là gì?
Thang lương là một hệ thống các bậc lương phân theo nhóm ngạch lương, bậc lương (hệ số lương) mà công ty căn cứ xét trả lương, nâng lương định kỳ cho người lao động để hiện sự rõ ràng, minh bạch, công bằng.
Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,… trong khoảng thời gian nhất định.
*Lưu ý: Doanh nghiệp thường xác định mức lương của người lao động dựa trên hệ thống thang bảng lương đã được thiết lập trước đó qua các yếu tố như năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất trong việc hoàn thành công việc.
Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương 2024:
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy: Khi xây dựng thang bảng lương thì DN chỉ cần phải:
- Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương.
- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
- Nếu Doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Không phải nộp cho Phòng LĐTBXH nữa mà chỉ cần xây dựng rồi lưu tại Doanh nghiệp để khi nào cơ quan nhà nước yêu cầu thì giải trình. (Trước đây thì những DN dưới 10 lao động mới được miễn thủ tục gửi thang bảng lương).
Hồ sơ xây dựng thang bảng lương năm 2024 gồm:
- Hệ thống thang bảng lương
- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
- Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (đối với DN có tổ chức đại diện người lao động).
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
- Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (Quy chế này rất quan trọng khi quyết toán thuế)
Cách xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 90 và 91 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:
– Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Thang bảng lương là một trong những yếu tố quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực, có vai trò trong việc đảm bảo sự minh bạch, công bằng và tạo động lực làm việc cho người lao động. Vậy cần phải xây dựng thang bảng lương như thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này!
Mặc dù không có quy định giới hạn số bậc lương tối đa nhưng doanh nghiệp phải xây dựng ít nhất 2 bậc lương trong thang bảng lương. Người lao động mới vào làm việc sẽ áp dụng bậc 1 và đủ điều kiện sẽ được nâng lên 1 bậc lương.
Tùy thuộc vào tính chất công việc và chức danh mà doanh nghiệp phân ra các nhóm khác nhau áp dụng các bậc lương khác nhau:
Đối với bậc 1: Trong thang bảng lương doanh nghiệp tự xác định mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp mình. Mức lương ở bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/06/2022 áp dụng từ ngày 01/07/2022 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Trong Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định về việc “Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng”. Tuy nhiên nếu trước đó doanh nghiệp và người lao động có ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, trong đó có thỏa thuận trả lương cho người lao động đã qua đào tạo ít nhất 7% thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận trước đó.
Đối với bậc 2 trở đi: Trước đây theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương ít nhất là 5%. Tuy nhiên hiện tại theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP không còn quy định về khoảng cách giữa các bậc trong thang bảng lương mà doanh nghiệp tự quyết định mức chênh lệch giữa các bậc lương phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
Trong bài viết trên Công ty dịch vụ kế toán Việt nam (ketoanvina) đã cung cấp cho bạn cách xây dựng thang bảng lương cụ thể. Trên thực tế, doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương một cách khoa học, phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu của người lao động để phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Để xây dựng và triển khai hiệu quả thang bảng lương hiệu quả, quý Doanh nghiệp có thể tìm hiểu ngay dịch vụ tư vấn xây dựng thang bảng lương của Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ketoanvina) . Liên hệ tư vấn ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP KẾ TOÁN VIỆT NAM
- Cơ sở Hà Nội: P601 Tòa nhà Sunrise Building số 90 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 95 đường số 5, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Cơ sở Hải Phòng: 4/23 phố Phạm Huy Thông, P. Lam Sơn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
- Cơ sở Thái Bình: Số nhà 17/1, Ngõ 515 Lý Thường Kiệt, Trần Lãm, Thái Bình
- Cơ sở Quảng Ninh: 258 đường Trần Phú, P. Cao Xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
- Điện thoại: 024.32008354 / 024.32008364
- Hotline: 0906 298 089 / 0967 66 1212
- Website: https://ketoanvina.com/