Hướng dẫn định khoản chi phí trích trước tài khoản 335 theo TT 200

Rate this post

Những chi phí nào của doanh nghiệp được phản ánh trong tài khoản 335? Nguyên tắc, nội dung & cách hạch toán TK 335 được quy định như thế nào?

Tài khoản 335 – chi phí phải trả dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

Hướng dẫn định khoản chi phí trích trước tài khoản 335 theo TT 200
Hướng dẫn định khoản chi phí trích trước tài khoản 335 theo TT 200

Nội dung

Nguyên tắc kế toán tài khoản 335 – Chi phí phải trả

Tài khoản 335 – Chi phí phải trả là gì?

Tài khoản 335 được dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán trong kỳ báo cáo. Nhưng thực tế chưa được chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ chứng từ, tài liệu kế toán, để được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo. Ngoài ra, TK 335 còn được dùng để phản ánh:

Các khoản phải trả cho người lao động như phải trả về tiền lương nghỉ phép trong kỳ.

  • Các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo sẽ phải trích trước, như:
  • Chi phí phát sinh trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ;
  • Chi phí lãi tiền vay phải trả được trích trước trong trường hợp vay trả lãi sau;
  • Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kỳ kế hoạch, chi phí bảo hành sản phẩm, các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp.

Nguyên tắc kế toán tài khoản 335 – Chi phí phải trả

Kế toán cần phân biệt các khoản chi phí phải trả (hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích) với khoản dự phòng phải trả được phản ánh trên tài khoản 352 để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính cho phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể:

Các khoản là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể hoặc đã xác định được thời gian thanh toán

Các khoản dự phòng phải trả được ước tính nhưng chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả (ví dụ khoản chi phí trích dự phòng để bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng); các khoản chi phí phải trả đã xác định được chắc chắn số sẽ phải trả;

Khi lên báo cáo tài chính cần trình bày tách biệt các khoản dự phòng phải trả với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác;

Khi hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Để đảm bảo không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.

Những quy định cần tuân thủ của hạch toán tài khoản 335 – Chi phí phải trả

Cần lưu ý một số khoản trích trước sẽ không được phản ánh vào tài khoản 335 mà phải phản ánh là dự phòng phải trả, như:

 

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, nên doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm báo cáo hoặc một số năm tiếp theo;

Khoản trích dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng;

Các khoản dự phòng phải trả khác (tìm hiểu thêm quy định trong TK 352).

Về nguyên tắc, khi khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh bị chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế thì phải được hoàn nhập.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335 – Chi phí phải trả

Bên Nợ: TK 335 Bên Có:
– Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả;

– Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

  – Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
    Số dư bên Có:

Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

 

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất:

Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước:

  • Nợ TK 154 –  Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ TK 622 –  Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
  • Có TK 334 –  Tổng lương nghỉ phép thực tế phải trả.

Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước:

  • Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
  • Có TK 334 – Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả;
  • Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Có TK 622 – CP NCTT (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Khoản trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh khi chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:

  • Nợ các TK 241, 154, 642 (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ các TK 241, 623, 627, 641, 642 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi:

  • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh);
  • Có các TK 241, 154, 642 (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Có các TK 241, 623, 627, 641, 642 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ các TK 623, 627 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, ghi:

Nếu số phát sinh lớn hơn số trích trước:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ các TK 623, 627 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có);
  • Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334.

Nếu số phát sinh nhỏ hơn số trích trước:

  • Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có);
  • Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334;
  • Có các TK 623, 627 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT).

Trường hợp lãi vay chi trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh);
  • Nợ TK 154, 241 (lãi vay tính vào CPSX kinh doanh dở dang) (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ TK 627, 241 (lãi vay được vốn hóa) (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau, từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa, ghi:

  • Nợ TK 154, 241 (lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kinh doanh dở dang) (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ TK 627, 241 (lãi vay được vốn hóa) (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính);
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

Cuối thời hạn, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi cho người mua trái phiếu, ghi:

  • Nợ TK 335 – Tổng tiền lãi trái phiếu;
  • Nợ TK 34311 – Mệnh giá;
  • Có các TK 111, 112…

Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:

  • Nợ TK 154, 241 (lãi vay tính vào chi phí sản xuất  kinh doanh dở dang) (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
  • Nợ các TK 627, 241 (lãi vay được vốn hóa) (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính);
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ);
  • Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (số PB trong kỳ).

Cuối thời hạn, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi cho người mua trái phiếu, ghi:

  • Nợ TK 335 – Tổng tiền lãi trái phiếu;
  • Nợ TK 34311 – Mệnh giá;
  • Có các TK 111, 112….

Một số câu hỏi liên quan về tài khoản 335 – Chi phí phải trả

  1. Trường hợp doanh nghiệp (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT) có chi phí tiền thuê nhà năm 2024 là 10tr/tháng, đến tháng 12/2024 Nhà cung cấp mới xuất hoá đơn. Tại thời điểm tháng 12/2024 mới hạch toán N642/C331 = 120tr thì không phù hợp với nguyên tắc Doanh thu – Chi phí trong kỳ. Vậy, mình sử dụng tài khoản trích trước được không?

Được

– Mỗi tháng chúng ta hạch toán, ghi: 

  • Nợ TK 642: 10.000.000;
  • Có TK 335: 10.000.000.

– Khi nhận đc hóa đơn hạch toán, ghi: 

  • Nợ TK 335: 120.000.000;
  • Nợ TK 1331: 12.000.000 (thuế suất 10%);
  • Có TK 331: 132.000.000.

– Tại thời điểm thanh toán cho NCC, ta hạch toán: 

  • Nợ TK 331: 132.000.000;
  • Có TK 1121: 132.000.000.

Doanh nghiệp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) có phát sinh chi phí tiền lương cho nhân viên của các bộ phận trong tháng 6/2024 như sau: Lương của nhân viên kế toán là 6.000.000, trong đó tiền lương nghỉ phép là 250.000; lương nhân viên bán hàng là 7.000.000; lương công nhân sản xuất 5.000.000.

Chúng ta sẽ hạch toán trường hợp trên như sau: 

  • Nợ TK 642: 5.750.000;
  • Nợ TK 335: 250.000;
  • Nợ TK 641: 7.000.000;
  • Nợ TK 622: 5.000.000;
  •         Có TK 334: 18.000.0000.

Tại thời điểm tháng 6/2024, doanh nghiệp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) có vay ngân hàng BIDV số tiền là 1 tỷ, thời hạn 1 với lãi suất là 7.7% năm để mua ô tô phục vụ doanh nghiệp. Tiền lãi hàng tháng là 41.708.333. Lãi và gốc sẽ được trả một lần vào tháng 6/2025. Vậy mỗi tháng doanh nghiệp có cần trích trước lãi vay phải trả không?

Theo điều 90, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, đối với các khoản vay trả lãi sau, cần hạch toán như sau:

Hàng tháng DN trích:

  • Nợ TK 635: 41.708.333;
  • Có TK 335: 41.708.333.

Đến hạn thanh toán, doanh nghiệp trả cả gốc và lãi:

  • Nợ TK 335 : 41.708.333 x11 tháng (lãi tiền vay của các kỳ trích trước)
  • Nợ TK 635: 41.708.333 (lãi tiền vay của kỳ đáo hạn)
  • Nợ TK 341 : tiền gốc vay
  • Có TK 111; 112: Tổng tiền (gốc + lãi)

Liên hệ ngay Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ketoanvina) nếu bạn cần tư vấn hướng dẫn định khoản chi phí trích trước uy tín nhé!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP KẾ TOÁN VIỆT NAM

Cơ sở Hà Nội: P601 Tòa nhà Sunrise Building số 90 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 95 đường số 5, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở Hải Phòng: 4/23 phố Phạm Huy Thông, P. Lam Sơn, Q. Lê Chân, Hải Phòng

Cơ sở Thái Bình: Số nhà 17/1, Ngõ 515 Lý Thường Kiệt, Trần Lãm, Thái Bình

Cơ sở Quảng Ninh: 258 đường Trần Phú, P. Cao Xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh

Điện thoại: 024.32008354/024.32008364

Hotline: 0906298089/0967 66 1212

Website: ketoanvina.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *